VN-Index: không xuống được thì phải lên thôi

| Ngày cập nhật: Thứ Hai, 16 Tháng Tám 2010 15:59:00

Vùng kinh doanh ngắn hạn (Trading range) luôn bị thu hẹp về độ biến động thay đổi giá sau kỳ suy giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch thì lại được duy trì tương ứng ở mức khá, có thể vòng quay tiền và chứng khoán đã nhanh hơn kỳ trước đó.

Nhìn lại các đợt thoái trào và hồi phục của chỉ số VNIndex cho thấy lực lượng nhà đầu tư kinh doanh mua bán chứng khoán hàng ngày (daytrading) luôn được duy trì ở mức khá. Có nhiều nguyên nhân lý giải vì sao chứng khoán Việt Nam lại có bước chuyển động chậm chạp như vậy trong năm 2010, nhưng theo quan điểm của chúng tôi nguyên nhân chủ yếu tập trung vào các yếu tố dịch vụ phục vụ nhà đầu tư.

 

Từ cuối năm 2009 có khá ít các nhà đầu tư biết và sử dụng đến dịch vụ bán chứng khoán T+ thì nay dịch vụ này chúng lại được sử dụng rất rộng rãi và áp dụng cho khá nhiều đối tượng, bên cạnh đó chúng ta còn thấy rõ sự tiện ích của dịch vụ ứng tiền trước cũng đem lại sự thuận tiện cho nhà đầu tư. Chính vì 2 mảng dịch vụ này được các nhà đầu tư khai thác một cách triệt để nên phần lớn các mã cổ phiếu khó tăng hay giảm mạnh liên tục so với các thời gian trước, đây được xem là điểm cốt lõi của phương thức giao dịch tác động lên thị trường.


    


Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy sự phục hồi tăng trưởng của chứng khoán trong năm 2009 đã làm cho bộ phận môi giới chứng khoán phát triển rất nhanh, chính sự cạnh tranh quyết liệt từ các thị phần môi giới trong giao dịch chứng khoán giữa các CTCK đã hình thành nên những áp lực về doanh số lên những người kinh doanh (traders) kiêm luôn môi giới (brokers), đây cũng là lực lượng đóng góp không nhỏ vào số nhà đầu tư kinh doanh mua bán chứng khoán trong ngày hiện nay.

 

Sự phân hóa khá rõ nét giữa các cổ phiếu trong giai đoạn thị trường biến động vừa qua đã cho thấy dòng tiền đầu cơ đã có những định hướng rõ ràng và tập trung, những đợt sóng tăng giảm của nhiều cổ phiếu đang và vẫn sẽ là tâm điểm trong thời gian tới, vì hiện tại lượng hàng (cổ phiếu) đang chiếm áp đảo tiền (số tài khoản); điều đó làm chúng ta liên tưởng đến dòng tiền mới chảy vào thị trường chứng khoán đã không tăng trưởng tương ứng với qui mô của thị trường, vì thế độ biến động giá cũng sẽ hẹp lại.

 

Trên đồ thị cũng dễ dàng nhận thấy vùng kinh doanh ngắn hạn (Trading range) luôn bị thu hẹp về độ biến động thay đổi giá sau kỳ suy giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch thì lại được duy trì tương ứng ở mức khá, có thể vòng quay tiền và chứng khoán đã nhanh hơn kỳ trước đó. Nhưng giá trị giao dịch lại có phần suy giảm rất mạnh điều này càng khẳng định xu thế thờ ơ với bluechips ngày càng gia tăng. Theo qui luật trên hình vẽ thì khả năng sẽ hình thành vùng kinh doanh ngắn hạn nằm ở vùng 460-480 điểm trong khoảng thời gian ngắn trước khi khởi nguồn cho một xu hướng mới.

 

 

Trịnh Phát - VNTA