Sự phụ thuộc của BIDV đối với trái phiếu dài hạn do chất lượng tăng trưởng tài sản thấp, ăn mòn nền tảng vốn nhanh hơn sự đóng góp của lợi nhuận.
CTCK Rồng Việt (VDSC) có báo cáo cập nhật về BIDV (HoSE: BID), đề cập tính đến 30/6/2020, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 8,97% theo Thông tư 41/2016 (Basel II), vốn cấp 1 chiếm 67%. Vào cuối năm 2020, CAR BIDV tiến về ngưỡng 8%. Điều này làm tăng lo ngại hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2021, do đó gây áp lực lên quá trình tăng vốn.
Với kế hoạch nâng vốn điều lệ được cổ đông thông qua tại phiên họp thường niên 2021, BIDV sẽ vẫn phụ thuộc một phần vào vốn cấp 2 - trái phiếu dài hạn.
Theo VDSC, lý do cho sự phụ thuộc của BIDV đối với trái phiếu dài hạn là chất lượng tăng trưởng thấp của ngân hàng, ăn mòn nền tảng vốn nhanh hơn so với sự đóng góp của lợi nhuận. Ngân hàng đúng ra đã hoàn thành quá trình tái cấu trúc vào năm 2020 nếu đại dịch không gây trở ngại. Với chi phí tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác, VDSC cho rằng BIDV không tạo ra được tỷ suất lợi nhuận đủ để bù đắp.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) giảm 7% vào năm 2020 xuống còn 2,5%, thấp hơn đáng kể so với trung bình của ngành (3,4%). Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 19,3%, chiếm 18,6% tổng tiền gửi.
VDSC kỳ vọng rằng CASA tăng do sự thâm nhập của người dùng ngân hàng số sẽ giúp mở rộng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Trong trường hợp đại dịch được kiểm soát và nền kinh tế phục hồi, NIM sẽ được hỗ trợ bởi việc các khoản vay tái cấu trúc quay lại trả lãi như bình thường.
Về phần danh mục đầu tư, VDSC kỳ vọng BIDV sẽ tối ưu hóa lợi nhuận để trang trải một phần các giấy tờ có giá có lợi suất cao, chủ yếu bao gồm trái phiếu dài hạn, trong môi trường lãi suất thấp. Sự gia tăng lãi suất đối với các giấy tờ có giá gây áp lực lên NIM. Không may, BIDV đã phải dựa vào vốn cấp 2 để duy trì tăng trưởng tín dụng. VDSC kỳ vọng việc tăng vốn sắp tới sẽ giảm nhu cầu phát hành trái phiếu dài hạn.
ROA thấp là kết quả của tăng trưởng tín dụng thấp, NIM bị áp lực và chi phí tín dụng cao, mặc cho nỗ lực duy trì tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của BIDV. ROA dao động trong khoảng 0,5-0,7% trong 5 năm qua, năm 2020 chứng kiến mức thấp nhất do tác động của đại dịch. ROE giảm xuống dưới 10% là hậu quả dù đòn bẩy của BIDV khá cao trong ngành.
Bên cạnh lợi suất tạo ra chưa đủ, BIDV cũng phải dành khoảng 25% thu nhập hàng năm để tạo trích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Kết hợp với điều này, lợi nhuận cho các cổ đông có thể thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Điều này cũng làm giảm sự đóng góp của lợi nhuận ròng vào vốn chủ sở hữu, qua đó, giảm mức tăng trưởng vốn cấp 1.
VDSC kỳ vọng BIDV sẽ sớm giải quyết các mối lo ngại này bằng cách tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro, cải thiện tài sản và chất lượng tăng trưởng cũng như đạt được một nền tảng vốn mạnh mẽ hơn. Nếu không, chúng tôi nghĩ rằng những khó khăn sẽ vẫn còn trong một thời gian nữa.
Năm 2021, VDSC dự báo lợi nhuận trước thuế của BIDV có thể đạt 13.311 tỷ đồng, tăng 44,5%. Tổng thu nhập hoạt động sẽ tăng 12% nhờ danh mục tín dụng mở rộng 10% và NIM tăng trở lại.
NIM được dự báo phục hồi nhưng không đạt mức 2,8-2,9% như BIDV kỳ vọng. Cải thiện biên lợi nhuận trước thuế là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Với việc hoàn thành trước hạn việc trích lập và mua lại trái phiếu VAMC, ngân hàng có thể tiết kiệm 10-20 điểm cơ bản chi phí tín dụng.
VDSC cho biết BIDV dự kiến chi phí dự phòng năm 2021 sẽ tương đương năm 2019. Tuy nhiên, CTCK cho rằng với mức dư nợ tái cơ cấu đáng kể, khoảng 28.300 tỷ đồng, tương đương 2,3% tổng dư nợ và hiệu lực sắp tới của Thông tư 01 sửa đổi, chi phí dự phòng có thể cao. Theo ước tính của VDSC, giảm chi phí dự phòng sẽ cải thiện biên lãi trước thuế từ 18% lên 24% và đóng góp hơn 80% tăng trưởng lợi nhuận 2021.
Lê Hải