Cổ phiếu ngành Dược giữ "phong độ"

| Ngày cập nhật: Thứ Hai, 04 Tháng Năm 2009 14:54:00

[Stox.vn] Nhóm cổ phiếu được giới đầu tư mệnh danh là nhóm cổ phiếu “phòng thủ” vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khả quan trong bối cảnh hàng loạt các công ty niêm yết khác suy thoái.

Lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu dầu khí tăng trên 40%

Cổ phiếu ngành Dược giữ "phong độ"

Ngoại trừ CTCP Dược Hậu Giang (DHG) và CTCP Mekovet (MKV),  6 công ty còn lại trong ngành dược đều đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2009.

CTCP Dược phẩm Cửu Long (DCL) với thế mạnh  là đơn vị đầu ngành trong việc cung cấp nguyên liệu làm thuốc (capsule) và dụng cụ y tế dùng một lần, doanh thu thuần trong quý I/2009 đạt 130,3 tỷ đồng, tăng 1,9 tỷ đồng, tương đương tăng 1.5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 14,8 tỷ đồng, tăng 1,8 tỷ đồng, tương đương tăng 13.8%. Lợi nhuận sau thuế đạt 13,8 tỷ đồng, tăng 2,1 tỷ đồng, tương đương tăng 17,9%.

2009, DCL sẽ triển khai dự án Nhà máy Vikimco II: nâng công suất từ 100 triệu sản phẩm/năm lên 200 triệu sản phẩm/năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng, giá trị sản lượng 150 tỷ đồng/năm, hoàn thành sau 1 năm.

Một “đại gia” khác trong ngành Dược là CTCP Imexpharm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt trong quý 1/2009. Doanh thu thuần trong quý I/2009 đạt 142,9 tỷ đồng, tăng 12,3 tỷ đồng, tương đương 9,4% so với quý I/2008. LNTT đạt 18,2 tỷ đồng, tăng 0,3 tỷ đồng. LNST đạt 16,4 tỷ đồng, tăng 0,3 tỷ đồng. EPS của IMP là 1413 đồng, ứng với số cổ phiếu lưu hành bình quân là 11,6 triệu cổ. Trong đại hội cổ đồng thường niên, IMP thông qua tỷ lệ trả cổ tức năm 2009 là 20%.

IMP dự định sẽ vay thêm 40-50 tỷ đồng để hoàn tất dự án Dự án xây dựng nhà máy Cephalosporin tại Bình Dương sản xuất thuốc kháng sinh dạng chích thay thế cho sản phẩm ngoại nhập. Dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối 2009 sau khi đã trễ hơn so với tiến độ 9 tháng và . IMP sẽ di dời dây chuyền thuốc viên kháng sinh từ nhà máy Betalactam vào nhà máy mới. Nhà máy mới sẽ có công suất hằng năm 10 triệu bình thuốc chích và 100 triệu viên kháng sinh.

Một tên tuổi khác trong nhóm cổ phiếu ngành dơợc là CTCP Dược phẩm OPC (OPC) tuy doanh thu thuần giảm từ 54,1 tỷ đồng trong quý I/2008, xuống còn 53,1 tỷ đồng trong quý I/2009, giảm 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của OPC lại tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể, LNTT đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 5,1 tỷ đồng, tương đương 75% so với quý I/2008. LNST đạt 9,7 tỷ đồng, tăng 3,5 tỷ đồng, tương đương 56%.EPS của OPC là 1243 đồng, ứng với 7,8 triệu cổ.

Trong lĩnh vực đông dược, CTCP Trapaco (TRA) vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khả quan. Doanh thu thuần trong quý I/2009 đạt 177 tỷ đồng, tăng 0,8 tỷ đồng so với quý I/2008. LNTT đạt 15,7 tỷ đồng. LNST đạt 11,8 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng, tương đương 13%. EPS của TRA là 1475 đồng, ứng với số cổ phiếu lưu hành bình quân là 8 triệu cổ.

Còn CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) doanh thu thuần trong quý I/2009 đạt 136,3 tỷ đồng. Lợi nhun trước thuế đạt 3,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 3,1 tỷ đồng. Lãi trên cổ phiếu (EPS) của DHT là 838 đồng ứng với số cổ phiếu lưu hành bình quân là 3,7 triệu cổ.

CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC), doanh thu thuần trong quý I/2009 đạt 220,4 tỷ đồng, tăng 15,6 tỷ đồng, tương đương 7.6% so với cùng kỳ năm trước. LNTT đạt 25,2 tỷ đồng, tăng 9,1 tỷ đồng, tương đương 56.5%. LNST đạt 19,8 tỷ đồng, tăng 5,3 tỷ đồng, tương đương 36.5%. EPS của DMC là 1.826 đồng, ứng với 13,8 triệu cổ.

Theo báo cáo của Stox về các chỉ số tài chính ngành Dược, đến ngày 4/5/2009, chỉ số P/E của ngành dược là 12.7 cao hơn so với P/E trung bình của VN-Index là 10.2. Theo phân tích tài chính, chỉ số P/E của một ngành cao chứng tỏ nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng ổn định của ngành và nó cũng cho thấy mức độ rủi ro của ngành dược thấp hơn hẳn so với các ngành khác.

Chỉ số ROA của ngành dược lần lượt là 11 cao hơn hẳn so với VN-Index là 8,6. ROA cao cho thấy khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của các công ty trong ngành Dược. ROE của ngành dược 16,1 tương đương với trung bình của VN-Index. Điều này được lý giải do các công ty Dược ít sử dụng các công cụ nợ như các công ty khác, do đó, rủi ro trong ngành dược cũng thấp hơn các ngành khác.

Chỉ số ngành dược phẩm được cập nhật đến ngày 04/05/2009

Số liệu được cập nhật đến ngày 04/05/2009

Cao Huyền