Các khoản vay trung, dài hạn cũng phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm, công ăn việc làm cũng bị ảnh hưởng. Liệu có giảm được gánh nặng khó khăn cho người kinh doanh?
Theo điều 1, Quyết định 131 của Thủ tướng, gói hỗ trợ lãi suất là nhằm giúp các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất-kinh doanh (gọi tắt là người kinh doanh) giảm giá thành sản phẩm, duy trì hoạt động và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Mục đích đã rõ, nhưng cách làm liệu có giảm được gánh nặng khó khăn cho người kinh doanh?
Thứ nhất, về đối tượng và phạm vi áp dụng, chỉ những khoản vay ngắn hạn phát sinh từ 1/2 đến 31/12/2009 (trừ 13 đối tượng không thuộc diện này) mới được hỗ trợ lãi suất. Những khoản vay trước đó cũng để sản xuất kinh doanh tại sao lại không được hỗ trợ? Những người kinh doanh vay trong thời gian này (ví dụ từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2009, có hạn trả đến tháng 9/2009 hoặc tháng 1/2010) không gặp khó khăn do suy thoái hay sao?
Quy định này dẫn đến hệ quả rất mâu thuẫn là: người vay tìm cách trả nợ trước hạn để vay lại nhằm được hưởng hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác, các khoản vay trung, dài hạn cũng phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm, công ăn việc làm cũng bị ảnh hưởng. Vậy tại sao những khoản vay này lại không được hỗ trợ lãi suất một thời gian để giảm bớt khó khăn? Theo chúng tôi nếu Nhà nước hỗ trợ cho người kinh doanh trong thời gian tám tháng thì tất cả các khoản vay, dù ngắn, là trung hay dài hạn, phát sinh trong thời tế gian nào, cũng phải được hưởng chính sách này để giảm bớt khó khăn.
Thứ hai, gói hỗ trợ dự kiến khoảng 17.000 tỉ đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là tám tháng, tương đương mức dư nợ được hỗ trợ là gần 640.000 tỉ ừ đồng (640.000 x 0,04/12 x 8 tháng). Theo Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), tổng dư nợ cho vay tiền đồng của hệ thống ngân hàng thương mại vào khoảng hơn 650.000 tỉ đồng. Trong đó dư nợ kinh doanh bất động sản gần 20% (130.000 tỉ đồng), dư nợ trung dài hạn, trừ bất động sản khoảng 25% (162.500 tỉ). Như vậy dư nợ còn lại sau khi trừ các đối tượng không được hưởng chính sách này, thuộc diện được hỗ trợ chỉ còn khoảng 350.000 tỉ đồng. Nếu khoản này không được hưởng chế độ hỗ trợ lãi suất vì phát sinh trước tháng 2/2009, thì liệu dư nợ phát sinh từ tháng 2/2009 có đủ con số 640.000 1 tỉ không? Nếu đủ thì tốc độ tăng trưởng dư nợ là con số không tưởng !
Thứ ba, về thủ tục hỗ trợ lãi suất : theo Thông tư hướng dẫn số 02/2009 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) phải gửi giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất hàng quí cho NHNN, trong khi đó lại quy định những khoản vay phát sinh từ 1/2 đến 31/12/2009 khách hàng vay mới gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho NHTM và NHTM "không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất". Quy định như vậy sẽ rất khó cho NHTM vì họ không chủ động được khối lượng tín dụng sẽ được hỗ trợ lãi suất. Đăng ký ít thì lấy nguồn nào bù vào nếu số lãi phải giảm trừ ngay cho khách hàng trong thực tế lớn hơn số đăng ký và được NHNN "phê duyệt"? Liệu quy định này có dẫn đến việc các NHTM tranh thủ "chạy" đề "xin" chỉ tiêu từ NHNN để phòng hờ. Theo chúng tôi, nếu để có quy định chỉ hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay phát sinh từ 1/2/2009 vài NHTM phải giảm trừ ngay số tiền lãi được hỗ trợ cho khách hàng đủ điều kiện, có giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất thì NHTM chỉ thực hiện báo cáo kết quả hỗ trợ lãi suất thực tế có pháp sinh hàng quí, thậm chí hàng tháng để NHNN kiểm tra, chuyến vốn cho NHTM kịp thời.
Tóm lại, để gói hỗ trợ lãi suất phát huy hiệu quả, cần có những giải phẩm triển khai sát với thực tiễn, rõ ràng, minh bạch hơn nữa.