Tình cảnh của "Vua cá tra" Hùng Vương hôm nay đã để lại một bài học rất lớn, đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng bừa bãi, thiếu thận trọng...
Vài năm trước, khó ai ngờ rằng doanh nghiệp được mệnh danh là "Vua cá tra" của Việt Nam - Công ty Cổ phần Hùng Vương (UPCoM: HVG) lại có cái kết đượm buồn hôm nay.
Thành lập từ năm 2003 ở tỉnh Tiền Giang, Công ty Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu với số vốn điều lệ 32 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh thuận lợi tới nỗi đến năm 2007, doanh nghiệp đã liên tục hoàn tất những đợt đầu tư mới và mở rộng quy mô, vốn liếng không còn eo hẹp với 420 tỷ đồng, tức tăng gấp 13 lần chỉ sau 4 năm hoạt động.
Công ty Hùng Vương nhanh chóng lớn mạnh, vượt qua các "ông lớn" trong ngành khác như Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) để trở thành đơn vị xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2009.
Năm 2009, "thừa thắng xông lên", Công ty Hùng Vương đưa cổ phiếu niêm yết lên sàn HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh), 600 tỷ đồng vốn điều lệ quy đổi thành 60 triệu cổ phiếu lưu hành. Theo sóng thị trường, HVG trở thành "ngôi sao sáng" trong làng xuất khẩu thủy sản, thị giá có lúc "phá đỉnh" hơn 20.000 đồng/cổ phiếu.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Hùng Vương được "bạch hóa" sau khi lên sàn. Những thành tích xuất sắc được thể hiện trước mắt nhà đầu tư, nếu như năm 2007 doanh thu của Công ty Hùng Vương chỉ ở mức hơn 1.500 tỷ đồng thì năm 2009 đã tăng gấp đôi lên gần 3.100 tỷ đồng.
Họ tiếp tục tăng trưởng bằng lần, chính thức đạt đỉnh vào năm 2016 với 17.900 tỷ đồng doanh thu. Biệt danh "Vua cá tra" cũng từ đó được công chúng đặt cho Công ty Hùng Vương, sau loạt thành tích vang dội.
Giai đoạn ăn nên làm ra này, Công ty Hùng Vương còn nổi tiếng với nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám, giúp hoàn thiện quy trình hoạt động theo chuỗi cung ứng khép kín, từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản, nhắm đến mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này.
Tính đến 31/12/2016, quy mô Công ty Hùng Vương đã lên đến 27 công ty con và liên kết. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng không ngừng, tổng vay tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng lên tới hơn 8.600 tỷ đồng, trên tổng nguồn vốn 16.603 tỷ đồng, chưa tính tới nghĩa vụ phải trả người bán... đều tăng mạnh so với các năm trước.
Vậy nhưng, chính việc dùng đòn bẩy tài chính quá lớn, đầu tư sa đà đã khiến chi phí tài chính của Công ty Hùng Vương bị phình to và mất kiểm soát khi hoạt động kinh doanh chính không thuận lợi. Doanh nghiệp của đại gia Dương Ngọc Minh bắt đầu bộc lộ những khó khăn, áp lực chi phí tài chính tăng cao, lợi nhuận theo đó bị "ngốn" sạch. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ còn đạt chưa nổi 10 tỷ đồng, mặc dù năm ấy doanh thu đạt mức kỷ lục 17.884 tỷ đồng.
Trong báo cáo thường niên 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Ngọc Minh đã thừa nhận về việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn gây nên khó khăn chồng chất cho Công ty Hùng Vương. Tuy nhiên, ông cũng "trách" đối tác ngân hàng đã không đồng hành trong việc đầu tư thực hiện các dự án, "ôm con bỏ chợ" trong những ngày tháng họ cần sử dụng vốn nhất.
Bi kịch bắt đầu từ năm 2017 trở đi, Công ty Hùng Vương chính thức rơi vào khủng hoảng, tình trạng kinh doanh thua lỗ, bị ngân hàng từ chối giãn nợ. Kết cục khó tránh, giai đoạn 2018 - 2019, doanh nghiệp phải liên tục bán đứt những công ty con, liên kết nhằm duy trì hoạt động. Đã có những đôi bàn tay chìa ra, hòng giải cứu "Vua cá tra" một thời, chẳng hạn như Thaco của ông Trần Bá Dương hồi năm 2020... nhưng đều không đạt kỳ vọng.
Đến tháng 8/2020, cổ phiếu HVG bị HOSE hủy niêm yết bắt buộc, chuyển xuống sàn UPCoM và phía Thaco cũng đã thoái sạch cổ phiếu sau gần một năm đầu tư. Tới nay, việc kinh doanh thua lỗ của Công ty Hùng Vương buộc cơ quan quản lý phải áp dụng mức xử lý theo quy định, từ đưa cổ phiếu HVG vào diện bị hạn chế giao dịch, sang trạng thái bị đình chỉ giao dịch từ ngày 15/12/2023, do công ty chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.
Các nhà đầu tư tháo chạy, khiến cổ phiếu HVG giờ đây chỉ còn 1.400 đồng/cp, tương đương 1 chiếc kẹo cao su. Tình cảnh của "Vua cá tra" Hùng Vương hôm nay đã để lại một bài học rất lớn cho các doanh nghiệp, đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát, thiếu phương án chi trả thực tế. Việc có tiền 1 cách dễ dàng để thỏa mãn tham vọng, nếu không được kiểm soát tốt thì đây sẽ là một điểm khởi đầu cho một vết trượt dài.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Hùng Vương được "bạch hóa" sau khi lên sàn. Những thành tích xuất sắc được thể hiện trước mắt nhà đầu tư, nếu như năm 2007 doanh thu của Công ty Hùng Vương chỉ ở mức hơn 1.500 tỷ đồng thì năm 2009 đã tăng gấp đôi lên gần 3.100 tỷ đồng.
Họ tiếp tục tăng trưởng bằng lần, chính thức đạt đỉnh vào năm 2016 với 17.900 tỷ đồng doanh thu. Biệt danh "Vua cá tra" cũng từ đó được công chúng đặt cho Công ty Hùng Vương, sau loạt thành tích vang dội.
Giai đoạn ăn nên làm ra này, Công ty Hùng Vương còn nổi tiếng với nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám, giúp hoàn thiện quy trình hoạt động theo chuỗi cung ứng khép kín, từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản, nhắm đến mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này.
Tính đến 31/12/2016, quy mô Công ty Hùng Vương đã lên đến 27 công ty con và liên kết. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng không ngừng, tổng vay tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng lên tới hơn 8.600 tỷ đồng, trên tổng nguồn vốn 16.603 tỷ đồng, chưa tính tới nghĩa vụ phải trả người bán... đều tăng mạnh so với các năm trước.
Vậy nhưng, chính việc dùng đòn bẩy tài chính quá lớn, đầu tư sa đà đã khiến chi phí tài chính của Công ty Hùng Vương bị phình to và mất kiểm soát khi hoạt động kinh doanh chính không thuận lợi. Doanh nghiệp của đại gia Dương Ngọc Minh bắt đầu bộc lộ những khó khăn, áp lực chi phí tài chính tăng cao, lợi nhuận theo đó bị "ngốn" sạch. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ còn đạt chưa nổi 10 tỷ đồng, mặc dù năm ấy doanh thu đạt mức kỷ lục 17.884 tỷ đồng.
Trong báo cáo thường niên 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Ngọc Minh đã thừa nhận về việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn gây nên khó khăn chồng chất cho Công ty Hùng Vương. Tuy nhiên, ông cũng "trách" đối tác ngân hàng đã không đồng hành trong việc đầu tư thực hiện các dự án, "ôm con bỏ chợ" trong những ngày tháng họ cần sử dụng vốn nhất.
Bi kịch bắt đầu từ năm 2017 trở đi, Công ty Hùng Vương chính thức rơi vào khủng hoảng, tình trạng kinh doanh thua lỗ, bị ngân hàng từ chối giãn nợ. Kết cục khó tránh, giai đoạn 2018 - 2019, doanh nghiệp phải liên tục bán đứt những công ty con, liên kết nhằm duy trì hoạt động. Đã có những đôi bàn tay chìa ra, hòng giải cứu "Vua cá tra" một thời, chẳng hạn như Thaco của ông Trần Bá Dương hồi năm 2020... nhưng đều không đạt kỳ vọng.
Đến tháng 8/2020, cổ phiếu HVG bị HOSE hủy niêm yết bắt buộc, chuyển xuống sàn UPCoM và phía Thaco cũng đã thoái sạch cổ phiếu sau gần một năm đầu tư. Tới nay, việc kinh doanh thua lỗ của Công ty Hùng Vương buộc cơ quan quản lý phải áp dụng mức xử lý theo quy định, từ đưa cổ phiếu HVG vào diện bị hạn chế giao dịch, sang trạng thái bị đình chỉ giao dịch từ ngày 15/12/2023, do công ty chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.
Các nhà đầu tư tháo chạy, khiến cổ phiếu HVG giờ đây chỉ còn 1.400 đồng/cp, tương đương 1 chiếc kẹo cao su. Tình cảnh của "Vua cá tra" Hùng Vương hôm nay đã để lại một bài học rất lớn cho các doanh nghiệp, đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng một cách bừa bãi, thiếu kiểm soát, thiếu phương án chi trả thực tế. Việc có tiền 1 cách dễ dàng để thỏa mãn tham vọng, nếu không được kiểm soát tốt thì đây sẽ là một điểm khởi đầu cho một vết trượt dài.
Ánh Dương